Solo 610 được thiết kế cho nhu cầu tối thiểu, gồm 1 kênh khuếch đại và được trang bị đầy đủ các chức năng liên quan như Phantom 48V, Low cut, Phase, hiệu chỉnh trở kháng và lựa chọn thu cho guitar điện như một preamp kết hợp DI.
Cấu hình của Solo 610:
– Ngõ vào/ra cho micro/line: XLR
– Ngõ vào và Thru cho guitar: TS (1/4 inch)
– Volum cho input, Volum cho output
– Thay đổi trở kháng cho micro: 500-2k Ohms
– Thay đổi trở kháng cho guitar: 2,2M-47k Ohms
– Dải tần hoạt động: 20-20kHz +/-1dB
– Khuếch đại đỉnh: 61dB
– Điện áp ra tối đa: +20dBu
– Sử dụng bóng khuếch đại: 12AX7 và 12AT7
– Phụ kiện: dây nguồn
Khi nào và tại sao chúng ta cần sử dụng preamp?
Musictool: “Trong phạm vi phòng thu âm, các nguồn âm cơ bản được chia thành 3 nhóm là line, micro và instrument (inst), và nếu để ý các bạn sẽ thấy trên các cạc âm thanh dạng audiointerface thường không có gain volume cho line mà chỉ có cho micro và instrument. Lý do là vì mức tín hiệu sinh ra từ micro và inst (ví dụ: guitar điện) thường rất nhỏ, do vậy các audiointerface thường tích hợp gain volume trên một số ngõ vào để khuếch đại, nâng mức tín hiệu này lên đáp ứng chất lượng nguồn âm.
Các gain volume được tích hợp trên cạc âm thanh tùy mức độ chất lượng về cơ bản là phần nào đáp ứng được chức năng là tăng mức tín hiệu cho micro và guitar điện. Tuy nhiên, vì đây là chỉ là chức năng tích hợp nên nó có mặt hạn chế. Cụ thể, khi cắm trực tiếp micro vào audiointerface và để gain volume ở mức thấp, bạn sẽ hài lòng với âm thanh phát ra của chiếc micro mà bạn đã ưng ý chọn mua. Nhưng khi để gain volume ở mức cao đáng kể (50-70% trở lên) thì bạn sẽ phát hiện ra những dấu hiệu không mong muốn, đó là xì nền (noise) và méo tiếng (distortion). Với distortion, bạn thường có cảm giác như âm thanh bị cứng, bị gai sạn và mất tính trung thực, tính tự nhiên của giọng nói/hát.
Vậy khi các bạn không hài lòng với chất lượng của các gain volume tích hợp dạng này thì các bạn hãy nghĩ tới việc lựa chọn mua các thiết bị khuếch đại micro/inst độc lập, hay còn gọi là preamp. Ngày nay, cũng như các thiết bị khác, có rất nhiều hãng sản xuất preamp đáp ứng nhiều nhu cầu và túi tiền của người dùng. Có những chiếc preamp chỉ có giá 50$ mà cũng có những cái có giá tới 5000$, chất lượng khác nhau và cá tính khác nhau. Preamp có 2 dạng chính: tiền khuếch đại sử dụng bóng điện tử (Tube) và loại sử dụng bán dẫn (Solid state) với những ưu nhược điểm khác nhau. Preamp đèn điện tử cho màu âm thanh ấm, sắc âm cổ điển và tự nhiên nhưng thường có noise. Preamp bán dẫn cho âm thanh mạnh mẽ và sạch sẽ nhưng thiếu những tính âm như của đèn điện tử.
Ngoài tính năng khuếch đại tín hiệu preamp còn được trang bị thêm các tính năng khác như cấp nguồn Phantom, cắt tần số (low cut), đảo pha (Phase), thay đổi trở kháng vào, DI cho guitar điện,….Một dạng thiết bị có tên khác khi kết hợp giữa preamp, compressor và EQ được gọi là Chanelstrip, được thiết kế cho nhu cầu tổng hợp trong việc khuếch đại và xử lý tín hiệu đầu vào. Việc bạn chọn loại nào, sản phẩm nào của hãng nào còn tùy thuộc vào túi tiền của bạn, ý muốn của bạn muốn làm gì với âm thanh của chiếc micro…tạo cho nó màu sắc âm thanh gì, màu âm như thế nào hay chỉ muốn âm thanh lớn hơn khi thu”
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.